NGUYÊN TẮC 1: TÊN THƯƠNG HIỆU PHẢI ĐÁNH-VẦN ĐƯỢC
Đây là nguyên tắc đầu tiên khi bạn đặt tên cho 1 thương hiệu. Điều hổ thẹn khi thương hiệu ko đánh vần được chính là … ko bảo hộ được. Bạn có để ý logo của IBM, ANZ hay Việt Nam nhà ta là ACB đều có những dấu gạch ngang ở giữa logo ko? Vì các thương hiệu này ko đánh vần được, nên phải gạch gạch để phá chữ, và bảo hộ phần hình họa. Cũng như logo FPT phải ném vào 3 mảng màu khác nhau mới bảo hộ được. BM của chú Bình Nguyễn hay HTVSite của chú Phạm Hùng Thắng, hay ASV của Vuong Duy Nam… đều ko bảo hộ được, và phản ánh tư duy khá … nhà quê khi đặt tên thương hiệu. Sau này các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi công ty phình to tướng, tuy nhiên cty nhỏ thì ko ảnh hưởng lắm (mặc dù vẫn bị).
NGUYÊN TẮC 2: Tên thương hiệu NÊN CÓ O VÀ A, KO THÌ I VÀ E, HOẶC LÀ TỔ HỢP CỦA O, A, I (Y), E
Nên chứ ko phải là ép buộc, nhưng nghe theo thì luôn có lợi (vì tiềm thức thích điều đó, nếu khi nào đó bạn thấy khách hàng thích bạn nhưng lại mua hàng của đối phương, thì hãy soi lại cái tên nhé, hãy thông minh ;))
80% các thương hiệu nổi tiếng đều có O và A, từ Á sang Âu. I và E cũng xuất hiện tuy nhiên ít hơn.
Quá nhiều, có thể ví dụ: Honda, Yamaha,Panasonic, Liberty, Milano, Casio, Coca-Cola, Pepsi, Oracle, Yahoo, Facebook, Toshiba, Nokia, Apple, Casanova, Posche, Lamboghini, Amazon, Motorola, Zappos, Google, Malboro, Kodak, Mc Donald, … Bạn hoàn toàn có thể điền thêm danh sách này.
Ở Việt Nam thì sao? Bạn nghĩ tự nhiên có bánh Poca à? Tự nhiên có mỳ Omachi? Hay ngẫu nhiên có loại dầu gội Romano? Tự dưng có xe máy Nova, Nozza? Tự dưng có ông Kangaroo? Tự dưng có trường Litado? Tự dưng có app Zalo? Hay ngẫu nhiên có nhãn hiệu thời trang Alcado, Kentazo?
Chả có gì ngẫu nhiên cả các bạn ạ, toàn các bậc thầy đặt tên thương hiệu đặt cho đấy, bậc thầy về thấu hiểu hành vi của tiềm thức đấy.